Bệnh tụt lợi hay tụt nướu làm cho các bộ phận khác quanh răng bảo vệ răng bị tổn thương như lợi, chân răng, tủy răng… khiến cho bệnh răng phát triển. Bệnh tụt lợi hình thành chủ yếu do cao răng hình thành từ những mảng bám thức ăn lâu ngày ở dưới lợi và cổ răng. Cao răng là nơi lưu trú của vi khuẩn, dần dần phá hoại các tổ chức của răng. Triệu chứng ban đầu là viêm lợi, sưng đỏ, khi chải răng hoặc cắn vật cứng dễ bị chảy máu chân răng. Nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh tụt lợi làm cho chảy máu chân răng, tủy răng co lại, nhiều nước miếng, miệng hôi, răng lung lay, thậm chí dễ bị rụng.
– Do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi, tuy chải răng rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của lợi nhưng chải răng quá mạnh và sai kỹ thuật sẽ dẫn đến bị tụt lợi.
– Mức độ tụt lợi phụ thuộc vào vị trí của răng trên cùng hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng.
– Phanh niêm mạc bám sai vị trí thường làm lợi bong khỏi vị trí của nó và dẫn đến tụt lợi.
– Viêm lợi, viêm quanh răng sẽ dẫn đến tụt lợi.
– Một số tổn thương gây ra bởi virus.
– Các phương pháp điều trị viêm quanh răng cũng có thể gây tụt lợi.
Bị tụt lợi có thể gây nên tình trạng mất men răng và cement chân răng. Tình trạng này có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột sau khi bị tụt lợi, nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng còn có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. Mất độ mòn men răng thường chậm hơn mòn cement chân răng vì men răng cứng và dày hơn. Ê buốt răng là một trong những tác hại chính mà tụt lợi gây ra khi răng đã mòn hơn và phần chân răng bị lộ chân răng.
Về cấu trúc răng, thường có 10% răng bị hở ngà tự nhiên vì men răng và cement chân răng không gặp nhau ở cổ răng, vùng này rất dễ bị mòn do chải răng khi chải răng do bị tụt lợi, phần chân răng sẽ bị lộ ra hay còn gọi là hiện tượng dài chân răng. Một số răng có vùng lợi bám dính hẹp, nếu vùng lợi bám dính này giảm đi do tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ và bảo vệ cổ răng, cổ răng và chân răng sẽ bị mòn dẫn đến các chấn thương về răng nghiêm trọng. Một khi chân răng bị lộ, cổ răng không được bảo vệ thì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Bên cạnh những yếu tố bệnh lý có thể xảy ra thì bệnh tụt lợi có thể dễ nhận thấy nhất là ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lợi tụt làm hở chân răng, đặc biệt đối với các răng cửa và răng nanh sẽ làm giảm thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.
- Khám răng: Nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để lấy cao răng và hạn chế vôi răng bám đọng trên cổ răng hay dưới nướu – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tụt lợi.
- Chế độ ăn: nên hạn chế những loại nước hoa quả như nước chanh, cam, hay nước ngọt có ga, sữa chua sẽ làm tăng cảm giác buốt răng, hạn chế thực phẩm chứa quá nhiều đường có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Chải răng: bạn cần lựa chọn bàn chải mềm và nhẹ, chải răng ở một góc tạo ra giữa bàn chải và mặt răng, lợi ở góc 45 độ. Phải chải kỹ chân răng, khe răng, đầu răng, cả mặt ngoài và mặt trong răng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đa dạng, bạn nên chọn loại kem chải răng có chứa fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn.
- Dùng chỉ nha khoa: làm sạch sâu các kẽ răng hạn chế tình trạng viêm răng dẫn đến bị tụt lợi.
- Nước súc miệng có chứa chlorhexidin, sodium fluorid, potassium nitrat để vệ sinh răng miệng, giảm ê buốt và mòn răng. Thông thường, phương pháp điều trị chủ yếu bệnh tụt lợi là bác sỹ sẽ tiến hành hồi phục lại phần nướu bị tụt, có thể là cho ngậm máng Plastic, bôi gel fluorid hàng ngày, có thể dùng laser nha khoa kết hợp fluorid hoặc trám phủ bảo vệ bằng composite, hoặc bằng sứ,…Trong một số trường hợp ngậm máng không có tác dụng thì cần tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng bị hở, tránh mòn tổ chức cứng của răng bằng cách nha sỹ sẽ tổ chức ghép có thể lấy ở vùng hàm ếch hoặc vùng răng lân cận.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét